Như tiêu đề bài viết, bài viết này tập trung vào giải quyết vấn đề cung cấp nước cho cây măng tây. Trong đó hệ thống tưới nhỏ giọt cây măng tây là một lựa chọn khá tối ưu với các đặc điểm của loài cây này

Cánh đồng măng tây
Cây măng tây và nhu cầu của thị trường
Ngày hôm qua, 21-Aug-2017 giá măng tây tại siêu thị Vinmart Hà Đông là 162,000đ/1kg và đến cuối ngày chúng tôi không còn thấy bó nào trên sạp rau quả! Có thể ước tính, đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng chấp nhận bởi chất lượng và nguồn dinh dưỡng của nó cho bữa ăn gia đình hay các quán ăn sang trọng
Măng tây là loại cây thích ứng với hầu hết các điều kiện khí hậu miền bắc Việt Nam, đặc biệt tốt với các vùng ven sông và các vùng trồng măng truyền thống như: Phú Thọ (ven Sông Lô), Yên Bái … Nơi có nguồn nước tốt và độ ẩm cao.
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây măng tây khá dài, tuổi thọ có thể tới 30 năm và thời gian bắt đầu cho sản lượng cao nhất là sau 4-5 năm khi cây phát triển mạnh mẽ nhất. Thời kỳ này rễ cây phát triển rộng có thể đạt đến 60-70cm xung quanh gốc và sâu xuống hớn 1m tuỳ thuộc đất trồng. Cây đạt độ cao gần 2m khi trưởng thành
Về năng suất, măng tây có thể đạt 20-40 tấn/ha/năm theo từng chu kỳ tăng trưởng của cây và đạt mức cao nhất ở năm thứ 4 trở đi. Với mức giá xuất tại vườn khoảng 70,000-90,000đ/1kg thì doanh thu ước tính có thể đạt trên 3 tỷ/ha
Quy trình phát triển của cây măng tây
Theo tổ chức măng tây của Úc, cây măng tây chia thành 9 giai đoạn cơ bản như sau

Chu kỳ phát triển của măng tây

Chu kỳ phát triển của măng tây
Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cây măng tây (diện tích 1.2ha)
Nhu cầu nước của cây măng tây
Nhu cầu nước cây măng tây khá cao, việc duy trì độ ẩm cho cây trong các giai đoạn cũng có nhiều thay đổi đặc biệt là sau mỗi lần thu hoạch nhu cầu độ ẩm của cây tăng để cho một lượt măng mới nảy mầm
Các loại tưới nhỏ giọt cho cây măng tây
Hiện nay, có nhiều phương pháp tưới khác nhau cho cây măng tây như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa dưới gốc. Tuỳ theo khả năng và khu vực trồng cụ thể để lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất. Với hệ thống tưới nhỏ giọt cho măng tây có 3 lựa chọn phù hợp với nhà đầu tư:
- Sử dụng tưới nhỏ giọt inline ống cứng: phương án này có ưu điểm là có độ đồng đều tưới cao, độ bền của dây tốt hơn các phương án khác (đây là điểm rất cần lưu ý do đặc thù của măng tây có tuổi thọ cao). Tuy nhiên chi phí đầu tư cho hệ thống dây tưới cũng tương đối cao. Giá trung bình với loại dây tưới nhỏ giọt tốt có độ dày 1.2mm, tốc độ chảy 3l/h, kích thước 16 và khoảng cách lỗ 40cm (khoảng cách cây măng tây trung bình khoảng 45cm) ước tính khoảng 7000đ-8,500đ mỗi mét
- Sử dụng tưới nhỏ giọt inline ống mềm hay còn gọi ống dẹt (driptape): Phương án này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí, giá ống tưới ở mức phù hợp cho nhà đầu tư (2,500đ – 2,800đ mỗi mét) với khoảng cách lỗ 40cm hoặc 30cm và độ dày 0.4mm, tốc độ chảy 3l/h
Dây nhỏ giọt dẹt (Driptape)
3. Sử dụng tưới nhỏ giọt inline dạng dipperline: Cũng giống như loại inline ống cứng nhưng loại ống này được đưa ngầm xuống đất khoảng 30-40cm so với mặt đất. Đây là phương án được nhiều hãng trên thế giới triển khai và cho hiệu quả cao do nước được phân bổ đều dưới lòng đất. Phương án này cũng thúc đẩy quá trình phát triển của bộ dễ cây mạnh mẽ hơn, khoẻ hơn và rộng hơn từ đó giúp cây có khả năng cho thu hoạch lượng măng nhiều hơn so với sử dụng phương án tưới bề mặt như trên. Tuy nhiên, đây cũng là phương án có mức phí đầu tư tương đối cao do đặc thù của dây phải cho xuống lòng đất đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật với dây nhỏ giọt cao hơn. Phương án thi công với hình thức tưới này cũng phức tạp và tốn kém hơn.

hệ thống tưới nhỏ giọt đi ngầm dưới đất
Với điều kiện khí hậu và nguồn nước tại Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị khách hàng sử dụng phương án số 2. Đây là phương án có mức chi phí hợp lý, dây nhỏ giọt dạng dẹt rất dễ thay thế nếu sau mộ khoảng thời gian sử dụng có hiện tượng tắc nghẽn, hỏng hóc.
Tưới nhỏ giọt cây măng tây bằng dây nhỏ giọt dẹt
Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây măng tây
Có nhiều lựa chọn và phương pháp phân chia ca tưới khác nhau, trong bài viết này chúng tôi căn cứ trên các nguồn lực cơ bản để phân khu vực trồng thành 4 ca tưới mỗi ngày và sử dụng đường ống driptape
Dưới đây là 1 mô hình thiết kế để các bạn tham khảo:

Thiết kế 4 phân khu tưới theo chiều dọc ven sông của cây măng tây

Chi tiết các khu vực tưới
Các vật tư cơ bản cần chuẩn bị:
- Hệ thống ống nhựa PVC (chúng tôi khuyến nghị các bạn sử dụng ống PVC có chất lượng cao từ C2 trở lên)
- Hệ thống lọc (đây là hệ thống quan trọng, các bạn chọn các sản phẩm lọc có chất lượng tương đối tốt vì phần lớn nguồn nước sử dụng đều có chứa các chất kết tủa, cặn bám dẫn đến tắc các đầu nhỏ giọt làm ảnh hưởng tới độ bền của công trình
- Máy bơm, hãy sử dụng máy bơm tương đối tốt với các hãng như: Pentax … các sản phẩm này được thiết kế với công suất khá chuẩn xác với những thông số nhà cung cấp dưa ra. Thông thường bạn chỉ cần dùng loại 2-3 ký là đủ và phù hợp với nguồn điện 1 pha
- Dây nhỏ giọt loại dẹt (driptape), khuyến nghị sử dụng loại có khoảng cách lỗ 30cm-40cm và có độ dầy > 0.4mm, lưu lượng nước 3l/h
- Các cút nối để đấu nối ống PVC với dây nhỏ giọt dẹt, các bạn cân nhắc sử dụng van hoặc không tại các điểm đấu nối với PVC (khởi thuỷ PVC) vì sẽ làm chi phí tăng thêm nếu sử dụng có van ngắt
Triển khai, thi công:
Vị trí nguồn nước, lắp đặt máy bơm và đấu nối cần chuẩn bị khá kỹ ở khâu thiết kế để đảm bảo danh mục vật tư được chuẩn bị đầy đủ
Những lưu ý khi thi công: Với ống PVC nên đi ngầm dưới đất để đảm bảo độ bền của công trình, tại các vị trí phân khu vực tưới cần có van đóng ngắt. Sử dụng van tay nếu các bạn không muốn điều khiển tưới tự động và van điện từ nếu muốn điều khiển quá trình này tự động trên máy tính thông qua một số sản phẩm như chúng tôi cung cấp (smart e-hub)
Khi đấu nối các trục chính xong cần làm sạch đường ống bằng cách chạy bơm thử đẩy các bụi bẩn trong quá trình thi công dính vào bên trong ống
Làm sạch theo từng bước của quá trình đấu nối
(Còn tiếp)
Nguồn: tổng hợp
Dịch bởi: Thu Quỳnh
Biên tập bởi hmkfarm.com