Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng bước đi đột phá

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng đã có những mốc thành công trong việc gia tăng năng suất thực phẩm, cung cấp ra thị trường. Tất cả đều nhờ áp dụng những kỹ thuật tiên tiến.

Tại Lâm Đông đang có những bước đi đột phá, thu hút nguồn nhân lực giỏi, những kỹ thuật công nghệ mới của nước ngoài để nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng được khẳng định trên thị trường toàn quốc.

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng

Nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng được triển khai thực hiện từ những năm 2004 đến nay, kết quả đều khẳng định đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao là sáng kiến, chủ trương vô cùng chính xác, đúng đắn, tạo được bước đi đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, cũng như nền nông nghiệp của Việt Nam

Phát triển nền nông nghiệp cho tỉnh Lâm Đồng

Trước kia, những người nông dân Lâm Đồng vẫn canh tác, làm nông theo hình thức truyền thống dẫn đến sản lượng ít, hiệu quả không cao, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tìm phương án, để thay đổi toàn bộ diện mạo nền nông nghiệp: cử người đi học những công nghệ nông nghiệp mới về áp dụng tại Việt Nam, nhập khẩu những công nghệ tiên tiến bắt kịp với những nước khác…

Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Lâm Đồng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến, mới như công nghệ giống cây trồng (của các nước từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản), thiết bị tưới nhỏ giọt, tưới phun sương – công nghệ tưới của Isarel.

Ứng dụng tưới nhỏ giọt tại Lâm Đồng

Ứng dụng tưới nhỏ giọt tại Lâm Đồng

Chính vì vậy công nghệ cao giúp người nông dân biết đến những kỹ thuật mới mẻ trong sản xuất nông nghiệp, chủ động trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng xấu của thời tiết, dịch sâu bệnh…

Hiện nay, tại Lâm Đồng, người nông dân sử dụng đa số là phương pháp thủy canh với hàng trăm nghìn hecta. Cây giống được trồng trên ống nhựa, hộp… bên trong chứa những dưỡng chất, được treo lên trên cao, để tiết kiệm diện tích và dễ dàng tưới, chăm sóc bằng máy móc. Khi đến giai đoạn thu hoạch,chỉ cần kéo rau ra khỏi ống, hộp thủy canh, cắt bỏ hoàn toàn bộ rễ, rồi đóng gói cẩn thận đi giao cho các đại lý tiêu thụ.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những sản phẩm rau được trồng theo phương pháp thủy canh hầu như không tồn đọng dư những chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật và cũng không có các vi sinh vật gây hại cho tiêu hóa, cho đường ruột như E.coli, hay coliform, nitrat… nên hoàn toàn đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Cơ hội làm giàu từ nền nông nghiệp công nghệ cao

Sau thời gian áp dụng, cập nhật công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận hợp tác xã Lâm Đồng để cùng thực hiện và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, một số vùng của Lâm Đồng bị khô cằn, những nhà nghiên cứu nông nghiệp đã biết cách khắc phục, cải tạo thành khu vực sản xuất hoa quả, rau sạch cung cấp cho người dân trong nước và còn xuất khẩu nước ngoài.

Hiệu quả đem lại chính là chỉ gần 100 ha đất dùng sản xuất nông nghiệp, hơn 50 loại sản phẩm rau các loại được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng nên thương hiệu Rau Đà Lạt, nổi tiếng toàn quốc. Nhận thấy tiềm năng nền nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng, không chỉ thu hút nhiều người nước ngoài, mà chính những Việt kiều cùng rót vốn về đầu tư làm nông nghiệp hữu cơ.

Đầu tư cho nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu thế chung

Đầu tư cho nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu thế chung

Hy vọng những năm tới đây, toàn bộ các tỉnh tại Việt Nam áp dụng được kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, học tập nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng, để thay đổi diện mạo của nông nghiệp Việt Nam.

HMK Farm tổng hợp và biên soạn